Hệ thống âm thanh công cộng (PA)

Hệ thống âm thanh đang trở thành một trong những thành phần quan trọng và cần phải có trong phòng họp, hội trường hay những phòng chức năng hiện đại. Các cuộc họp, hội nghị, liên hoan văn nghệ hoặc những buổi biểu diễn sẽ không thể thành công, thậm chí không thể thực hiện được nếu thiếu hệ thống âm thanh. Vậy một hệ thống âm thanh như thế nào là đáp ứng được yêu cầu và nó gồm những thiết bị gì để có được hệ thống âm thanh vừa đảm bảo chất lượng vừa tiết kiệm chi phí?

1. Nguồn âm (Source)

Nghe có thể khiến nhiều người khó hình dung ra nguồn âm trông như thế nào nhưng lại rất gần gũi với cuộc sống của mỗi người. Nguồn âm là thiết bị có chức năng đặc biệt trong việc cung cấp nguồn phát âm thanh cho toàn bộ hệ thống. Nguồn phát có thể là mic thu âm, đầu thu, các loại đạo cụ nhạc cụ khác…Tất cả các thiết bị nguồn phát đều cung cấp tín hiệu âm thanh cho hệ thống, đồng thời khi truyền đến loa sẽ chuyển thành dạng sóng âm khuếch đại đến tai người nghe.

2. Bộ điều khiển âm thanh (Mixer)

Mixer là thiết bị rất quen thuộc, nó có chức năng tương tự như chiếc amply nhưng có tính năng cao hơn, thiết kế hiện đại hơn, tích hợp nhiều tính năng hiệu chỉnh âm thanh. Đây là trung tâm của hệ thống âm thanh, tất cả các tín hiệu âm thanh khi được phát ra đều trải qua quá trình xử lý của mixer, cho ra tín hiệu cũng như chất lượng âm thanh chuẩn xác nhất. Để điều khiển được mixer đòi hỏi các kỹ thuật viên phải có hiểu biết và dày dặn kinh nghiệm mới có thể tùy chỉnh nó một cách hoàn hảo, mang lại những âm thanh sống động và sắc nét cho người nghe.

3. Bộ xử lí tín hiệu (Processor)

Thông thường, trên các mixer cũng tích hợp sẵn tính năng xử lý tín hiệu âm thanh nhưng ở mức độ đơn giản chưa phải là chuyên nghiệp. Do đó, để quá trình xử lý âm thanh trở nên chuyên nghiệp hóa và hiệu quả xử lý tín hiệu được tốt thìu cần phải có thiết bị xử lý tín hiệu riêng như Processor. Đối với những hệ thống âm thanh chuyên để biểu diễn ca hát thì cần phải có Echo giúp tạo tiếng vang cho giọng ca. Còn với những dàn âm thanh chuyên nghiệp thì cần phải dùng đến Equalizer giúp đạt hiệu quả tốt nhất khi truyền tải tần số mà bạn mong muốn đến với người nghe. Do đó các thiết bị đem lại hiệu quả cao nhất như Compressor, crossover, limiter…sẽ nâng cao được khả năng xử lý tín hiệu âm thanh.

4. Amply

Một thiết bị rất quan trọng cũng không thể thiếu đó là amply. Đây là thiết bị có nhiệm vụ chính là khuếch đại tín hiệu âm thanh thu vào từ nguồn âm và truyền đến loa phát tín hiệu âm thanh cho người nghe.

5. Loa

Một hệ thống âm thanh hoàn chỉnh chắc chắn sẽ không thể thiếu được loa. Đối với một buổi tổ chức sự kiến lớn người ta có thể sử dụng cả bộ loa với hàng chục chiếc loa. Đây là thiết bị có nhiệm vụ nhận tín hiệu cuối cùng và nhờ tác động của màng loa rung giúp khuếch đại sóng âm truyền xa đến tai người nghe.

HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ !